Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

Mẹ cảnh giác với bệnh viêm phế quản ở trẻ, làm sao để cải thiện?

 Con nhỏ ho đờm kéo dài hơn 1 tuần rất có thể là dấu hiệu trẻ đang bị viêm phế quản. Đây là bệnh đường hô hấp thường gặp, nếu không được xử trí sớm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi. Do đó, ba mẹ cần hiểu rõ về triệu chứng viêm phế quản ở trẻ và biện pháp giúp con cải thiện.

Cùng VHN Bio tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Viêm phế quản ở trẻ và các triệu chứng điển hình

Viêm phế quản là tình trạng sưng viêm, tổn thương các ống thở trung bình và lớn dẫn khí đến phổi. Phần lớn viêm phế quản ở trẻ là tình trạng cấp tính gây ra do virus, được chẩn đoán với triệu chứng điển hình nhất là ho khan hoặc ho đờm dai dẳng kéo dài hơn 1 tuần. Trẻ ho đờm đờm nhầy có thể có màu trong, xám, vàng hoặc xanh, mẹ lưu ý rằng đây không phải dấu hiệu của nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng kèm theo khi trẻ bị viêm phế quản mà mẹ cần theo dõi là:

- Sốt nhẹ

- Đau họng

- Sổ mũi, nghẹt mũi

- Thở khò khè

- Nhức đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi

Các triệu chứng viêm phế quản thường sẽ hết sau 14 ngày hoặc lâu hơn. Ho có thể kéo dài 3 - 4 tuần.

Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi và sớm đưa con đến khám bác sĩ nếu trẻ viêm phế quản có các dấu triệu như:

- Ho dai dẳng hơn 3 tuần

- Sốt trên 38 độ C

- Ho ra máu trong đờm nhầy

- Khó thở

> XEM THÊM:

Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả

3 cách chữa viêm phế quản tại nhà dễ dàng áp dụng

 viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả nhanh chóng?

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, tương tự như virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Đôi khi nguyên nhân có thể do vi khuẩn (khoảng 10%), lúc này ống phế quản sưng và đờm nhầy cũng sẽ nhiều hơn, khiến tình trạng khó thở trầm trọng hơn. 

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá. Ngoài ra, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc kéo dài cũng sẽ gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản ở trẻ em là virus và vi khuẩn. 

- Viêm phế quản do virus: chiếm đến 95% các trường hợp, thường bắt đầu với một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm do virus gây ra. Viêm phế quản do virus có thể tự khỏi các triệu chứng sau 7-10 ngày và không phải dùng kháng sinh. 

- Viêm phế quản do vi khuẩn: chỉ chiếm 5%, triệu chứng khá giống với viêm phế quản do virus, đờm nhầy thường nhiều và đậm hơn. 

Các nguyên nhân khác có thể gây viêm phế quản cấp tính ở trẻ bao gồm: khói bụi, thuốc lá và các chất gây kích ứng.

Ngoài ra, một số ít trẻ bị viêm phế quản mãn tính với căn nguyên thường là do tiếp xúc với khói bụi độc hại, khói thuốc lá thụ động lâu dài gây nên.

Thêm vào đó, một số trẻ có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính hơn do có một số yếu tố như: tiền sử dị ứng, hen suyễn, viêm amidan, viêm xoang mãn tính.

3. Viêm phế quản ở trẻ có thể biến chứng viêm phổi

Theo các chuyên gia nhi khoa, viêm phế quản sẽ khỏi sau nhiều nhất là 3 tuần. Nếu sau thời gian này mà các triệu chứng vẫn chưa cải thiện thì rất có thể bé đã bị biến chứng viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng bội nhiễm lan đến nhu mô phổi sau khi trẻ bị viêm phế quản, biến chứng này có thể xảy ra với tỷ lệ 5%.

4. Điều trị và khắc phục viêm phế quản ở trẻ

Việc điều trị viêm phế quản phụ thuộc vào các triệu chứng của trẻ và nguyên nhân gây ra các tình trạng đó. 

Viêm phế quản do vi khuẩn

Viêm phế quản do vi khuẩn thường cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu con ho kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến khám bác sĩ để kiểm tra trẻ bị nhiễm vi khuẩn hay không. Lưu ý khi  sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng đơn và liều lượng được kê, tránh ngừng kháng sinh khi thấy con đã khỏe hơn, điều này có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

Viêm phế quản do virus

Viêm phế quản do virus thường tự khỏi trong 1-2 tuần. Thuốc kháng sinh không được sử dụng trong các trường hợp này vì chúng sẽ không có tác dụng tiêu diệt virus hay giảm bất cứ triệu chứng nào.

Paracetamol có thể được sử dụng nếu con sốt trên 38 độ C dưới sự tư vấn của bác sỹ. Một số loại thuốc giảm ho cũng được ba mẹ dùng cho con, tuy nhiên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 6 tuổi để tránh nguy cơ tác dụng phụ.

Thay vào đó, các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên cho con nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và áp dụng một số biện pháp cải thiện.

Các biện pháp cải thiện triệu chứng

Viêm phế quản ở trẻ thường kèm theo nhiều đờm nhầy. Khi chất nhầy lỏng ra trong phế quản, việc ho và loại bỏ sẽ dễ dàng hơn. Do đó, mẹ nên áp dụng một số cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

 - Dùng nước muối sinh lý xịt mũi hoặc nhỏ mũi, vệ sinh bằng khăn mềm

- Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương. Tuy nhiên cần lưu ý vệ sinh và thay nước máy thường xuyên để tránh nhiễm bẩn

- Xông hơi với tinh dầu: hơi nước làm ẩm và ấm đường thở, kết hợp cùng các loại tinh dầu giúp giảm viêm, thông thoáng đường hô hấp: tinh dầu khuynh diệp, hoặc gừng, tinh dầu bạc hà, húng tây,...

- Cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều, ăn các thực phẩm loãng 

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung cho con đầy đủ dưỡng chất để tăng cường đề kháng chống lại bệnh. Có thể áp dụng một số mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu có sẵn như: mật ong, lá hẹ, gừng, nghệ,...

Nhiều ba mẹ mong muốn cải thiện sớm cho con mà lại an toàn, lành tính thì các loại siro, cốm có thành phần thảo dược, nguyên liệu tự nhiên là một lựa chọn hiệu quả. 

5. Phyto-roxim® - Giải pháp toàn diện bảo vệ hệ hô hấp của trẻ

Phyto-roxim® là một trong các sản phẩm được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng để  giảm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ. Đây giải pháp vi chất hướng đích hoàn toàn từ tự nhiên, giảm ho và tình trạng viêm hiệu quả. Tác dụng có được nhờ sự hiệp đồng của các thành phần: Kẽm, Selen từ mầm đậu xanh và vitamin C giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng; hợp phần EX-CUMIN® độc quyền từ tinh chất nghệ cùng dịch chiết gừng kháng viêm kháng khuẩn tốt, giúp giảm ho, làm ấm và thông thoáng đường thở.

Có thể là hình ảnh về thuốc và văn bản

Phyto-roxim® luôn tự hào vì có những ưu điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường: 

- Đột phá ng nghệ Sinh học Bio - Organic từ Hoa Kỳ:

+ Vi khoáng kẽm, selen... hữ cơ sinh học hấp thu lên đến 95%. 

+ EX-CUMIN® độc quyền hấp thu gấp 8 lần so với curcumin nano. 

+ Vitamin C hấp thu cao, nhập khẩu từ Thụy Sỹ, tiêu chuẩn Châu Âu. 

- Tác dụng nổi bật:

Giảm nhanh triệu chứng - Tăng cường miễn dịch - Khỏi lo tái ốm:

+ Giảm rõ rệt các triệu chứng ho, sổ mũi do thay đổi thời tiết sau 3-7 ngày.

+ Dứt điểm ho đờm, hết sổ mũi, giảm hẳn viêm họng, viêm phế quản...sau 1-2 tuần. 

+ Đặc biệt hiệu quả khi dùng dự phòng lúc thay đổi thời tiết hoặc chớm bị chỉ sau 2-3 ngày dứt hẳn triệu chứng. 

- An toàn tuyệt đối, có thể sử dụng cho cả gia đình

+ Thành phần thiên nhiên an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng sử dụng. 

+ Không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc

- Luôn có bác sĩ/dược sĩ đồng hành 1-1 cùng mẹ trong suốt quá trình sử dụng và chăm con thuận tự nhiên.

Qua bài viết trên, VHN Bio đã chia sẻ cùng mẹ về bệnh viêm phế quản ở trẻ, các triệu chứng điển hình, nguyên nhân và biện pháp cải thiện. Trong đó Phyto-roxim® là một giải pháp mẹ có thể lưu ý cho con. Nếu mẹ cần hỗ trợ bất cứ vấn đề sức khỏe nào của con, vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio và được hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Website: http://vhnbio.vn
Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

Trẻ thiếu máu nên bổ sung sắt loại nào?

 Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn ăn dặm hoặc đối với trẻ sinh non, trẻ không được uống sữa mẹ hoàn toàn. Trẻ thiếu máu nên bổ sung loại sắt loại nào? Bố mẹ cùng đi tìm lời giải từ chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio qua bài viết dưới đây.

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ còi thấp, chậm phát triển. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy, việc phát hiện những dấu hiệu thiếu máu là cần thiết và kịp thời.

1. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ thiếu máu

Để xác định trẻ thiếu máu hay không, bố mẹ có thể cho trẻ đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu và được các chuyên gia y tế chẩn đoán, hoặc có thể dựa vào những dấu hiệu thường thấy như:

- Trẻ yếu ớt, uể oải, vận động kém linh hoạt

Do số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận trên cơ thể trẻ thiếu máu không thể hoạt động như những gì vốn có. Kết quả là trẻ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và yếu ớt. Nhiều trẻ kém vận động, ít linh hoạt, lừ đừ.

Với trẻ đang ở độ tuổi đi học, thiếu máu còn có thể làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ khiến kết quả học tập giảm sút.

- Da trẻ xanh xao

Trẻ thiếu máu thường có lượng hồng cầu ít, dẫn đến màu da nhợt nhạt hơn bình thường. Da xanh xao là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thiếu máu, không chỉ ở trẻ em mà còn gặp cả ở người lớn. Tuy nhiên, lưu ý là triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen thì khó phát hiện. Nếu so sánh với các trẻ cùng trang lứa khỏe mạnh thì cha mẹ sẽ thấy con mình da xanh hơn, cử động chậm chạp hơn, trông có vẻ yếu ớt.

- Trẻ lười ăn, biếng ăn kéo dài

Khi thiếu máu, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú với những hoạt động bình thường, kể cả ăn uống. Khi trẻ có biểu hiện lười ăn, kém ăn, cha mẹ hay chủ quan, không nghĩ trẻ bị thiếu máu, mà cho rằng trẻ mọc răng, do bước vào thời kỳ khủng hoảng sinh lý hoặc trẻ đang ốm bệnh. Trong khi đó, trẻ lười ăn và ăn không ngon miệng chính là triệu chứng đầu tiên của việc thiếu hụt sắt, vitamin, thiếu máu…

- Trẻ kém hấp thu, không tăng cân, sụt cân

Do tình trạng chán ăn, lười ăn, kém vận động dẫn đến trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân, không đạt mức cân nặng tiêu chuẩn.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, mỗi nhóm nguyên nhân sẽ có biểu hiện đặc trưng riêng. Do đó, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thấy con có một trong các biểu hiện mệt mỏi, da xanh, lười ăn, sụt cân… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm nguyên nhân thiếu máu, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

2. Thiếu máu gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ nhỏ?

Tuỳ vào mức độ thiếu máu mà cơ thể trẻ sẽ gặp phải những ảnh hưởng ít hay nhiều như:

2.1. Ảnh hưởng đến thể trạng

Tình trạng thiếu máu sẽ làm hạn chế quá trình vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Điều này sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị mệt mỏi, đuối sức và thiếu năng lượng. 

Bên cạnh đó, thiếu máu còn là nguyên nhân gây ra sụt cân ở trẻ và làm hạn chế sự phát triển về mặt thể chất. Đặc biệt, tình trạng này còn làm suy giảm sức đề kháng, làm cho trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy,…

2.2. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Tình trạng thiếu máu sẽ khiến cho não bộ không nhận được lượng oxy cần thiết. Điều này sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:

- Đau đầu thường xuyên.

- Bị ù tai, chóng mặt.

- Trẻ rất khó tập trung, mau quên và dễ ngủ gật.

- Trí nhớ và khả năng tư duy, nhận thức của trẻ bị suy giảm.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động co bóp nhiều hơn so với bình thường để có thể đưa máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, còn khiến cho tế bào cơ tim không đủ lượng máu cần thiết để duy trì được sự phát triển. Chính những điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đến hệ tim mạch. Thậm chí, nếu để lâu còn khiến cho trẻ bị suy tim, rối loạn nhịp tim,… 

2.4. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Tình trạng thiếu máu có thể làm cho cơ thể trẻ bị thiếu oxy. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Trẻ sẽ rất dễ bị khó thở, thở nhanh hoặc thở gắng sức,…

3. Trẻ em thiếu máu nên bổ sung sắt loại nào?

Khi chẩn đoán trẻ thiếu máu do thiếu sắt, việc bổ sung sắt cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trên thị trường ngày nay có nhiều loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ, nhưng không phải loại nào cũng hấp thu tốt, an toàn cho trẻ nhỏ.

Các loại sắt thường thấy trên thị trường như sắt vô cơ (Sắt II Sulfate), sắt hữu cơ tổng hợp (Sắt II Gluconate, Sắt II Fumarate, Sắt III Polymaltose, Sắt II Amin…) và sắt hữu cơ sinh học (Sắt từ tinh chất mầm đậu đen Smarty). Cơ thể trẻ nhỏ thường non nớt, nhạy cảm… nên việc lựa chọn các loại sắt hấp thu cao, an toàn, lành tính, không để lại tác dụng phụ như nóng trong, táo bón… được các chuyên gia ưu tiên hàng đầu.

Sắt hữu cơ sinh học có khả năng hấp thu lên đến 90-95%, sinh khả dụng cao, trong khi sắt hữu cơ tổng hợp khả năng hấp thu tối đa là 25%, dù được tối ưu hóa ng thức nhưng sinh khả dụng thường thấp, còn sắt vô cơ khả năng hấp thu chỉ đạt 15% thường gây ra hiện tượng nóng trong táo bón ở trẻ.

Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bố mẹ bổ sung sắt hữu cơ sinh học Smarty cho trẻ thiếu máu do thiếu sắt. Smarty ngoài cung cấp vi khoáng sắt dễ hấp thu, còn cung cấp các vitamin nhóm B tổng hợp như axit folic, vitamin B12… cùng vitamin C là những vitamin quan trọng kết hợp cùng sắt cấu thành hồng cầu để cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ thể trẻ.

4. Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio gợi ý lượng sắt cần bổ sung với trẻ thiếu máu qua từng giai đoạn như sau:

- Với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, lượng sắt trẻ tích lũy được từ mẹ trong thời kỳ mang thai đủ cho nhu cầu của trẻ trong 4 tháng đầu sau sinh. Vì vậy, trẻ không cần phải bổ sung sắt cho trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng, vì sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu.

- Đối với trẻ sinh non cần được bổ sung sắt thêm 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày, bắt đầu từ 2 tuần tuổi, thời gian kéo dài từ 12-18 tháng tùy vào đánh giá lâm sàng. Lượng sắt này được cung cấp qua sữa ng thức nhiều hơn trong sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể cho trẻ bổ sung sắt dạng lỏng, siro đồng thời cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ tháng thứ 6.

- Khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi, lượng sắt trong sữa mẹ đã bắt đầu giảm, cho đến 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhu cầu sắt cũng sẽ tăng vọt. Bố mẹ có thể cung cấp vi khoáng sắt cho con từ các thực phẩm giàu sắt. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm bổ sung mỗi ngày tùy theo đánh giá của bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ chưa thể ăn thức ăn đặc.

- Trẻ từ 1 tuổi trở lên nên cho trẻ ăn chế độ giàu sắt kèm cho trẻ uống sữa bò vừa đủ vì sữa bò không phải là thực phẩm giàu sắt cho trẻ.

5. Lưu ý khi bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm bổ sung hay thuốc

- Chỉ nên được bổ sung sắt cho bé bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Dạng sắt hữu cơ sinh học thường phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ hơn những dạng sắt thông thường khác.

- Sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Vì vậy, nên uống thuốc sắt vào thời điểm trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Nếu có thể, bạn nên cho bé dùng chung với Vitamin C hoặc những thực phẩm giàu Vitamin C để tăng hấp thu và bổ sung sắt.

- Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa...), có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần đến liều điều trị.

- Một số thức ăn, có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga... Vì vậy, nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi bổ sung sắt cho bé.

- Khi cho trẻ bổ sung sắt từ thực phẩm bổ sung hay thuốc sắt có thể làm trẻ đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại. Một số tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hơn như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn...

- Nếu trong nhà bạn sẵn thuốc sắt, phải để xa tầm tay của trẻ, vì  bổ sung sắt quá liều là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc hàng đầu. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt thường là nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, có máu trong phân.... Các triệu chứng trễ hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nôn. Nếu không may xảy ra trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

6. SMARTY - Giải pháp bổ sung sắt an toàn, hiệu quả cho bé

SMARTY sở hữu những ưu điểm vượt trội, được các chuyên gia đánh giá cao, được hàng vạn bà mẹ Việt tin dùng:

- SMARTY được nghiên cứu và tạo ra nhờ ứng dụng ng nghệ sinh học Bio Organic hiện đại theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ, tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ sinh học đạt chuẩn, hàm lượng dưỡng chất gấp hơn 1.000 lần so với tự nhiên.

- Vi khoáng sinh học (Sắt Bio Organic, Đồng Bio Organic) hấp thu lên đến 90%, gấp 3,33 lần so với khoáng hữu cơ tổng hợp (hóa học). Không gây nóng trong, không gây táo bón.

- Tổ hợp vitamin nhóm B, vitamin C được nhập khẩu từ DSM Nutritional Products Malaysia theo tiêu chuẩn châu Âu.

- Sản phẩm có thành phần 100% tự nhiên an toàn lành tính, không để lại tồn dư, tự đào thải hết lượng dư thừa sau 10 tiếng.

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ đồng hành 1-1 trong suốt quá trình sử dụng.

- Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm định đạt 100% điểm chất lượng và độ hiệu quả, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

- Sản xuất tại nhà máy dược phẩm ng nghệ cao với tiêu chuẩn WHO - GMP.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ và có những giải pháp tốt nhất trong việc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ. Nếu em bé nhà bố mẹ đang có dấu hiệu thiếu máu hoặc cần tư vấn giải pháp dự phòng thiếu máu cho con, vui lòng liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio qua Hotline 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.