Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

BKsmart mách bạn cách ép kính điện thoại hiệu quả

 Trong quá trình sử dụng điện thoại, việc màn hình hỏng kính sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiển thị cảm ứng cũng như trải nghiệm người dùng và tính thẩm mỹ. Nếu  mặt kính ngày càng hỏng nặng có thể ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng và các bộ phận khác. Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo phương pháp ép kính điện thoại để tiết kiệm chi phí và giúp cho điện thoại hoạt động trở lại như bình thường.

Ép kính điện thoại là gì?

Ép kính điện thoại là phương pháp thường được sử dụng khi mặt kính của thiết bị vỡ nhưng cảm ứng vẫn hoạt động bình thường. Lúc này, nếu bạn thay màn hình toàn bộ thì chi phí rất tốn kém, trong khi đó chỉ cần tháo lớp kính bị vỡ và ép lớp kính mới thay thế thì máy vẫn hoạt động được tốt mà chi phí lại rẻ hơn rất nhiều. Sự chênh lệch về chi phí này có thể lên tới 70 – 80%.

Cách để ép kính điện thoại

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy nhẹ nhàng tháo rời màn hình ra khỏi máy, sau đó hơ xung quanh để có thể dễ dàng tách màn hình ra khỏi khung.

Bước 2: Sử dụng dụng cụ để làm sạch khung bằng cách loại bỏ đi phần kính thừa còn sót lại.

Bước 3: Sau khi phần khung đã được làm sạch, tiếp theo là thao tác với phần kính điện thoại. Hơ nóng từ mặt sau để tách phần kính vỡ ra khỏi màn hình.

Bước 4: Với phương pháp hơ nóng có thể giúp bạn tách phần lớn kính vỡ ra khỏi màn hình nhưng vẫn còn một lượng nhỏ sót lại.Nên để đảm bảo ép kính chuyên nghiệp thì bạn phải dùng nhíp, tỉ mỉ gắp sạch để khi thay kính mới không bị cộm.

Bước 5: Bước tiếp theo là tháo màn hình điện thoại mới mua ra và bóc lớp phía sau màn hình ra để lộ mặt kính mới.

Bước 6: Sử dụng dung dịch chuyên dụng và đảm bảo làm sạch lớp keo dính giữa mặt kính và lớp mặt sau đồng thời cũng loại bỏ đi phần kính vỡ có thể còn sót. Lưu ý hãy thao tác lau nhẹ nhàng và gãy nhẹ nếu phát hiện có điểm cộm.

Bước 7: Sau khi lau sạch lớp keo cũ thì cần phủ thêm lớp keo mới đều lên để có thể dính lớp mặt sau này với mặt kính điện thoại mới.

Bước 8: Cẩn thận đặt phần mặt kính vào sao cho khớp với màn hình điện thoại. Gắn phần còn lại vào để tạo thành một thế, rồi gắn vào điện thoại.

Bước 9: Sau khi hoàn thành gắn hãy thử khởi động và test lại máy. Nếu máy vẫn hoạt động bình thường thì nghĩa là máy chỉ hỏng mặt kính, còn nếu cảm ứng không được thì phải thay thế cả màn hình.

Những lưu ý khi ép kính điện thoại

Nên để cố định máy khi vừa thay xong

Tại các cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp thì sẽ dùng nịt để cố định hai đầu máy nhằm giúp lớp keo dễ khô và cố định lớp kính. Sau thời gian khoảng 1 tiếng đồng hồ thì có thể bỏ  dây cố định này ra và sử dụng thiết bị như bình thường. Không nên cho máy vào túi quần hay những nơi tương tự vì những chỗ không cố định như vậy có thể khiến máy có va chạm và đôi khi keo chưa khô sẽ làm máy bị hỏng hoặc nặng hơn có thể tách luôn cả phần vừa dán keo.

Hạn chế tiếp xúc nước

Sau khi thay mới 1 – 2 ngày, hãy cố gắng đảm bảo rằng máy của bạn tránh khỏi nước và bụi bẩn. Sau khi dán nhưng trong điều kiện ẩm, keo dán chưa thật sự khô, bụi bẩn sẽ bị dính cố định vào máy nó gây khó chịu cho người dùng. Để đảm bảo nhất thì nên bảo quản thiết bị thật hoàn hảo trong 2 ngày đầu tiên sau khi thực hiện cách ép kính điện thoại tại nhà.

Ép kính điện thoại tại nhà là một cách hay và giúp tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu như bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc này thì có thể tìm đến các địa điểm thay thế, sửa chữa uy tín như BK Smart nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét