Có dịp về chơi quê bạn, sau cơn lũ dữ nhưng đã được người dân khắc phục
dần. Nên ở quê, trong vườn nhà nào cũng trồng nhiều rau sạch, cây ăn
quả: rau muống, rau cải, rau diếp, rau thơm, lá mơ, riềng, sả, mướp, bí,
chuối, ổi cam bưởi... Và bạn đãi khách cũng cây nhà lá vườn.
Những căn nhà ba, bốn gian, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… và cho cả nhà lên đó “tá túc”. Cơn lũ này chưa rút hết đã cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả tuần hàng tháng mới dọn xuống.
Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít lắm cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là hiếm; cá biệt có nhà cả chục nhân khẩu. Cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chỉ mới nhớ được hết tên các thành viên.
Mẹ của bạn dành riêng cho tôi một dĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn lạ lẫm này. Liếc mắt nhìn quanh tôi mới biết lòng thuôn quá ư “đắt khách”, dĩa nào dĩa nấy sạch bách từ lúc nào… Tôi tò mò hỏi chị của bạn cách thức chế biến món này, chị nói: “Ở quê chị ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em!” Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường; sả, củ riềng băm nhỏ; muốn cho dậy mùi thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương… trộn đều ướp với lòng băm khoảng mười phút cho thấm gia vị. Tiếp theo, phi dầu với hành tỏi, đổ hỗn hợp lòng đã ướp vào xào chín. Thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước, khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo. Sau đó cho huyết chó vào đảo đều đến chín, nhắc chảo xuống cho nắm “lạc” rang giã giập vào trộn đều, là hoàn tất. Chị cho biết, món “độc quyền” này được người dân nơi đây liệt kê vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.
Đi thăm những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất – bếp nhà nào cũng có hũ cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu” muối để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm – như một loại thực phẩm mà không nơi mô có được!
Ra về như cả xóm tiễn đưa tới tận ga tàu, và không quên dặn dò: “Bữa mô nhớ về chơi nữa nghe…” Riêng tôi cứ nhớ mãi cái món “lòng thuôn” vừa lạ vừa ngon, mà chỉ có “bữa mô về” quê bạn mới được ăn.
Những căn nhà ba, bốn gian, phía trên cột kèo là những cái “chạn” lót ván hoặc tấm phên đan tre, để khi lũ dâng cao có chỗ cất đồ đạc, lúa má, đậu lạc, ngô khoai… và cho cả nhà lên đó “tá túc”. Cơn lũ này chưa rút hết đã cơn lũ khác kéo đến, có khi họ phải ở cả tuần hàng tháng mới dọn xuống.
Ở cái xứ này nhà nào cũng đông con cái, nhà nào ít lắm cũng tầm bốn đến năm đứa, một hoặc hai, ba là hiếm; cá biệt có nhà cả chục nhân khẩu. Cả đại gia đình đông con lắm cháu, có khi phải ở chơi cả tháng may chỉ mới nhớ được hết tên các thành viên.
Món lòng thuôn này phải có đến hơn chục loại gia vị và rau mùi để chế biến từ bộ lòng... cầy
Bữa cơm gia đình xen lẫn cả xóm giềng khoảng vài chục người, chẳng
bàn ghế, trải chiếu dưới đất ngồi quây quần thành vòng tròn lớn, người
lớn một cỗ, trẻ con một mâm. Rau rợ trong vườn, cá vớt dưới ao nấu nồi
canh “nhút đậu”, gạo thơm cơm trắng, đặc biệt thêm con cầy mấy món, tất
cả đều cây nhà lá vườn. Một khung cảnh mà lần đầu tiên trong đời tôi mới
được chứng kiến. Các món ăn nấu theo kiểu thôn quê, không chút cầu kỳ
nhưng lạ miệng và ngon ơi là ngon… Trong đó tôi ấn tượng nhất cái món mà
dân xứ Nghệ gọi là “lòng thuôn” xúc bánh tráng ăn kèm lá mơ – món “khai
vị” nhâm nhi ly rượu gạo cay nhẹ.cách làm các món rượu ngon!Mẹ của bạn dành riêng cho tôi một dĩa nhỏ “lòng thuôn” để ngay trước mặt, tôi nhẩn nha cảm nhận hương vị độc đáo của món ăn lạ lẫm này. Liếc mắt nhìn quanh tôi mới biết lòng thuôn quá ư “đắt khách”, dĩa nào dĩa nấy sạch bách từ lúc nào… Tôi tò mò hỏi chị của bạn cách thức chế biến món này, chị nói: “Ở quê chị ai cũng thích ăn món này. Làm thịt con chó, món này là món ngon nhất đó em!” Chỉ cần lấy nguyên bộ lòng chó làm sạch, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó gia giảm muối, tiêu, ớt hiểm, mắm tôm, mì chính, chút xíu đường; sả, củ riềng băm nhỏ; muốn cho dậy mùi thêm chút sa tế, chút ngũ vị hương… trộn đều ướp với lòng băm khoảng mười phút cho thấm gia vị. Tiếp theo, phi dầu với hành tỏi, đổ hỗn hợp lòng đã ướp vào xào chín. Thêm mớ bắp chuối bào mỏng, lá rau má, mớ lá mơ, tất cả đều băm nhuyễn vắt kiệt nước, khi xào lòng chín, để lửa thật lớn cho các loại rau vào đảo nhanh cho đến khi thật khô nước trong chảo. Sau đó cho huyết chó vào đảo đều đến chín, nhắc chảo xuống cho nắm “lạc” rang giã giập vào trộn đều, là hoàn tất. Chị cho biết, món “độc quyền” này được người dân nơi đây liệt kê vào danh sách món ngon của xứ Nghệ.
Đi thăm những gia đình người thân của bạn, một điều làm tôi chú ý nhất – bếp nhà nào cũng có hũ cà muối, vài ba lon “nhút ngọn đậu” muối để dành xào hoặc nấu canh ăn quanh năm – như một loại thực phẩm mà không nơi mô có được!
Ra về như cả xóm tiễn đưa tới tận ga tàu, và không quên dặn dò: “Bữa mô nhớ về chơi nữa nghe…” Riêng tôi cứ nhớ mãi cái món “lòng thuôn” vừa lạ vừa ngon, mà chỉ có “bữa mô về” quê bạn mới được ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét