Trẻ biếng ăn, đề kháng kém, hay ốm vặt… do thiếu kẽm, luôn là điều được các mẹ quan tâm, lo lắng. Để bổ sung kẽm cho trẻ, các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mẹ bổ sung kẽm hữu cơ cho bé.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Phân loại các loại kẽm có trên thị trường
2. Điểm danh các loại kẽm hữu cơ cho bé
2.1. Kẽm Gluconate
2.2. Kẽm axetat
2.3. Kẽm Orotate
2.4. Kẽm Picolinate
2.5. Kẽm Amin Bisglycinate
2.6. Kẽm hữu cơ sinh học từ công nghệ lên men
2.7. Kẽm hữu cơ sinh học từ công nghệ Bio Organic
3. Một số điều cần chú ý khi bổ sung kẽm hữu cơ cho bé
3.1. Thời điểm bổ sung kẽm hữu cơ
3.2. Cho trẻ uống kẽm hữu cơ bao nhiêu là đủ?
Kẽm hữu cơ cho bé có mấy loại, mẹ nên lựa chọn loại nào, cách bổ sung như thế nào là phù hợp? Bài viết sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng VHN Bio sẽ giải đáp, để mẹ có cho mình sự lựa chọn thông thái nhất cho bé yêu nhà mình.
1. Phân loại các loại kẽm có trên thị trường
Vi khoáng kẽm thường có nhiều trong các loại hải sản (hàu, cua, tôm, sò…), thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu và thịt lợn…), các loại hạt, đậu hay ngũ cốc nguyên hạt… Cơ thể cần với một lượng nhỏ hằng ngày nhưng thiếu hụt lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng thức ăn chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu kẽm hàng ngày. Vì vậy, các chế phẩm bổ sung kẽm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung dự phòng và bù thiếu kẽm cho trẻ em cũng như người lớn.
Các chế phẩm bổ sung kẽm trên thị trường có 3 loại: Kẽm vô cơ, kẽm hữu cơ tổng hợp và kẽm sinh học hữu cơ.
- Kẽm vô cơ: Đây là chế phẩm kẽm có thành phần là gốc muối sulphate (ZnSO4) hay chloride (ZnCl2). Các chế phẩm kẽm vô cơ có ưu điểm là giá thành rẻ, tuy nhiên sinh khả dụng khá thấp do độ tan kém, khả năng hấp thu bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại khác (dễ tạo phức chelate khó hấp thu) có sẵn trong thức ăn.
- Kẽm hữu cơ tổng hợp: Chế phẩm kẽm hữu cơ có thành phần là gốc muối với các acid hữu cơ. Việc sử dụng phân tử hữu cơ như acid amin hoặc axit hữu cơ được nạp điện tích sẽ giúp hút kẽm tốt hơn. Từ đó làm tăng độ đậm đặc của kẽm trong phân tử.
Kẽm hữu cơ có độ tan cao hơn so với kẽm vô cơ, do đó khả năng hấp thu vào cơ thể của chế phẩm kẽm hữu cơ cũng cao hơn, đồng thời mùi vị cũng dễ chịu, ít gây kích ứng đường tiêu hoá hơn so với chế phẩm kẽm vô cơ. Do đó, giá thành của các chế phẩm kẽm hữu cơ cùng thường cao hơn
- Kẽm sinh học hữu cơ (Bio-Organic): Chế phẩm kẽm được sản xuất thông qua quá trình hoạt hóa và nảy mầm của các loại đậu như đậu xanh, từ đó tạo ra hỗn hợp kẽm liên kết với các khoáng vi lượng khác như selen, đồng, mangan… và các hợp chất sinh học như acid amin, protein.
Nhờ vậy, chế phẩm kẽm sinh học có sinh khả dụng cao, dễ hấp thu hơn so với các chế phẩm kẽm khác. Vị kim loại cũng được che dấu tốt hơn, ít gây vị đắng và ít nguy cơ gây kích ứng đường tiêu hoá hơn. Kẽm sinh học cũng là chế phẩm kẽm có giá thành cao nhất trong 3 loại.
> XEM THÊM:
- 5 Tiêu chí mẹ cần biết khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé
- Kẽm có trong thực phẩm nào thì an toàn với trẻ nhỏ?
- Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!
2. Điểm danh các loại kẽm hữu cơ cho bé
Kẽm hữu cơ là chế phẩm được “chelated” kẽm từ nguồn hóa học hoặc tổng hợp, hoạt hóa từ các nguồn sinh học nhằm khắc phục những hạn chế của kẽm vô cơ. Từ đó, giúp cải thiện về khả năng hấp thu, sinh khả dụng cũng như khả năng đào thải dư thừa, nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn cho những người cần bổ sung, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cùng các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio điểm danh nhanh các loại kẽm hữu cơ trên thị trường:
2.1. Kẽm Gluconate
Kẽm Gluconate là một trong những dạng kẽm hữu cơ hóa học phổ biến nhất được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp. Thực chất, đây là quá trình lên men glucozơ để tạo ra sản phẩm bổ sung có thời gian sử dụng dài hơn. Tuy nhiên kẽm dạng này có khả năng hấp thu kém hơn các loại kẽm hữu cơ khác.
2.2. Kẽm axetat
Kẽm axetat được điều chế bằng cách tổng hợp axit axetic vào kẽm cacbonat hoặc kẽm kim loại. Kẽm axetat dễ hấp thu hơn gluconate.
2.3. Kẽm Orotate
Kẽm Orotate là kẽm được chelate hóa với axit orotic, nhằm giúp màng tế bào hấp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra, kẽm Orotate còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe.
2.4. Kẽm Picolinate
Một dạng kẽm đã được chelate hóa thành axit amin picolinic. Đây cũng là một dạng kẽm có hàm lượng hấp thu cao trong các loại kẽm hữu cơ tổng hợp.
2.5. Kẽm Amin Bisglycinate
Kẽm Amin Bisglycinate là một loại chelate có cấu trúc tuần hoàn được hình thành bởi 1 phân tử kẽm và 2 phân tử axit amin glycine. Loại kẽm hữu cơ tổng hợp này được điều chế phù hợp hơn đối với cơ thể cũng như khả năng hấp thụ kẽm tự nhiên của bé.
Kẽm hữu cơ cho bé Bisglycinate giúp khắc phục nhanh chóng những thiếu sót của một số sản phẩm kẽm hữu cơ tổng hợp khác trên thị trường.
2.6. Kẽm hữu cơ sinh học từ công nghệ lên men
Đây là loại kẽm được nuôi cấy trong môi trường nấm men giàu dinh dưỡng. Sau 1 thời gian kẽm được lên men, hấp thu, chuyển hóa các hoạt chất sinh học trong môi trường đó sẽ được tách ra, tạo thành kẽm hữu cơ sinh học. Hỗn hợp kẽm này liên kết với các hợp chất sinh học như acid amin, peptide, protein khiến cho kẽm có khả năng hấp thu cao hơn các kẽm hữu cơ tổng hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên bổ sung kẽm hữu cơ sinh học từ công nghệ lên men lâu dài, vì dễ dẫn đến tình trạng phụ thuộc của hệ vi sinh vật trong cơ thể.
2.7. Kẽm hữu cơ sinh học từ công nghệ Bio Organic
Kẽm sinh học hữu cơ hay Kẽm Bio Organic là dạng kẽm bổ sung ưu việt nhất hiện nay, được nghiên cứu và sản xuất dựa trên Công nghệ Bio Organic theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ.
Tại Viện Dinh dưỡng VHN Bio, các nhà khoa học đã trực tiếp nghiên cứu quá trình nảy mầm của đậu xanh, khả năng hoạt hóa vi khoáng kẽm từ công nghệ Bio Organic, để tạo ra nguồn kẽm sinh học hữu cơ đạt chuẩn, mang nhiều giá trị với cộng đồng.
Kẽm sinh học đã được các chuyên gia hàng đầu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia như PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Ths. BS Lê Thị Hải đánh giá cao, cũng như khuyến khích các bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho trẻ nhỏ. Vì những ưu điểm vượt trội:
- Kẽm sinh học hay vi khoáng kẽm Bio Organic có khả năng hấp thu cao, lên đến 95%, gấp 3,5 các loại kẽm hóa học tổng hợp thông thường.
- Sinh khả dụng xấp xỉ 100%.
- Do khả năng hấp thu và sinh khả dụng cao nên khi bổ sung kẽm sinh học gần như không để lại dư thừa trong cơ thể, lượng dư thừa dễ dàng theo đường bài tiết đi ra ngoài cơ thể. An toàn lành tính ngay cả với bà bầu hay trẻ sơ sinh.
3. Một số điều cần chú ý khi bổ sung kẽm hữu cơ cho bé
Để việc sử dụng kẽm hữu cơ cho bé đạt hiệu quả mẹ hãy tuân thủ theo những gợi ý dưới đây.
3.1. Thời điểm bổ sung kẽm hữu cơ
Dù có khả năng hấp thụ cao nhưng kẽm hữu cơ vẫn cần dùng đúng thời điểm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các loại kẽm có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ tổng hợp thì thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho bé là sau khi ăn 2 giờ hoặc trước khi ăn 1 giờ. Còn với các loại kẽm hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ thực vật như Scumin thì bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé sau bữa ăn trưa hoặc tối, từ 15-30 phút. Với đặc tính an toàn, lành tính, hấp thu cao, bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung kẽm hữu cơ sinh học bằng cách ăn trực tiếp, hoặc trộn với bột, cháo nấu chín, sữa, sữa chua, sinh tố tùy theo sở thích của trẻ.
3.2. Cho trẻ uống kẽm hữu cơ bao nhiêu là đủ?
Hàm lượng kẽm hữu cơ cho bé sẽ được thay đổi theo những giai đoạn nhất định. Vì vậy khi cho con dùng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Cụ thể liều dùng cho bé như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 2mg
- Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Liều lượng một ngày là 5mg
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Liều lượng một ngày là 8mg
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Liều lượng một ngày là 11mg với nam và 8mg với nữ
Trong những trường hợp trẻ có thể trạng kém hấp thu, gặp các tình trạng bệnh lý khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ thiếu hụt kẽm lâu ngày, các bác sĩ nhi khoa, các chuyên gia dinh dưỡng có thể kê liều bổ sung bù thiếu kẽm cho bé với liều lượng gấp 2, gấp 3 lần liều lượng dự phòng trên.
Ngoài việc sử dụng chế phẩm chứa kẽm hữu cơ mẹ có thể cho con sử dụng thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, thịt, trứng, cá, rau xanh, hoa quả để bổ sung hoạt chất này.
Có thể thấy, kẽm hữu cơ cho bé có rất nhiều loại và không loại nào giống nhau. Vì vậy tùy vào sức khỏe của bé mà mẹ có thể lựa chọn chế phẩm khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bố mẹ có thể liên hệ các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí 0247.1060.666 / Zalo 0936.653.545 để được tư vấn kỹ hơn về việc lựa chọn và bổ sung kẽm cho bé.