Ăn dặm luôn là một chủ đề nóng hổi được các bậc phụ huynh quan tâm. Không ít người cảm thấy bối rối, hoang mang thậm chí là bế tắc, đặc biệt với những ai mới lần đầu làm cha mẹ. Còn bạn, bạn có đang băn khoăn trăn trở nên cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào? Hãy để Viện Dinh Dưỡng VHN Bio chỉ cho bạn vài kinh nghiệm cho món ăn dặm lươn cho bé xuýt xoa mê tít.
1. Trẻ ăn dặm độ tuổi nào thích hợp?
Ăn dặm là bước chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang thức ăn dạng sệt, dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng. Giai đoạn này bé được làm quen với thực phẩm thô và bắt đầu bổ sung thêm các loại thức ăn như tinh bột, vitamin từ cá, thịt, rau củ,... Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, ăn dặm chỉ là hình thức đi kèm để hỗ cũng cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, chứ không thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Hay nói cách khác, mẹ vẫn cho trẻ bú đầy đủ, giảm lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn theo từng giai đoạn độ tuổi.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Vì sao vậy? Ở giai đoạn này mỗi ngày bé cần gần 700kcal, nhưng năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày. Hơn nữa, vào thời điểm này lượng sắt dự trữ cũng “cạn kiệt”. Vì vậy việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho bé từ chế độ ăn dặm là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.
Các bé quả thật là những “khách hàng” khó chiều nhất. Bé nhà bạn không chịu ăn rau, không thích ăn thịt, bé lười ăn cá, kén ăn hải sản…? Bố mẹ ơi đừng lo lắng, ăn dặm không phải là “cuộc chiến”, để VHN Bio cho bạn thấy các món ăn dặm nấu từ lươn “khó cưỡng” đến nhường nào.
> XEM THÊM:
- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ
- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường
- Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời
2. Lươn - Thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe của trẻ
Lươn là thực phẩm “khoái khẩu’ của rất nhiều người bởi hương vị thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Lươn có giá trị dinh dưỡng thuộc hàng bậc nhất so với các loại cá tươi khác. Nhưng liệu trẻ em có thể dùng lươn như là loại thực phẩm ăn dặm? Câu trả lời là có!
Lươn là loài động vật thân dài sống ở ao, hồ hoặc sông trạch, lươn có tính mát và chứa thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa: 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15 mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31 mg, Biotin: 5 mcg, Vitamin B6: 0,28 mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7 mg, Natri: 78 mg, Kali: 247 mg, Calci: 18 mg, Magie: 18 mg, Photpho: 160 mg. Đặc biệt, còn chứa thành phần Omega 3,6 là dưỡng chất tối cần thiết cho sự phát triển về trí não của trẻ. Qua đây, các bậc phụ huynh có thể thấy lươn xứng tầm là “ ông hoàng dinh dưỡng của trẻ”.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ ăn thịt lươn thực sự có thể tác động đến tình trạng sức khỏe và sự phát triển tăng trưởng của bé tốt hơn, cụ thể:
- Lươn cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động vui chơi và phát triển của trẻ.
- Cải thiện chức năng cơ bắp phục vụ cho tính hiếu động.
- Xây dựng các tế bào máu khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh.
- Đôi mắt tinh anh được khỏe hơn để khám phá thế giới.
- Giúp con “vươn cao vươn xa” nhờ sự phát triển của xương và mô cơ thể.
- Tăng khả năng tập trung để trẻ thông minh như Einstein.
- Tăng sức đề kháng cho bé yêu.
- Là nguồn vitamin B12 tự nhiên cho trẻ.
- Tăng sức khỏe trí tuệ ở bán cầu trái để trẻ phát triển sở thích, tài năng của bản thân...
3. Chọn và sơ chế thịt lươn như thế nào cho “khéo “?
Để cho ra lò một món ăn dặm thơm ngon thì việc lựa chọn và sơ chế cũng không kém phần quan trọng. Khi chọn lựa thịt lươn, bố mẹ nên:
- Mẹ nên chọn lươn vàng, đuôi dài, còn tươi sống tránh chọn lươn chết vì sẽ sinh ra histamin có độc cho cơ thể.
- Cho lươn vào nồi/chậu to, cho 1 nắm muối/ nữa bát dấm, tuốt hết nhớt sau đó sửa lại bằng nước sạch.
- Lược bỏ phần xương và ruột, cắt thịt lươn thành từng miếng hoặc luộc lươn cùng với vài lát gừng/nghệ, cho lươn vừa chín tới để dễ loại bỏ phần xương, ruột nhưng vẫn giữ được độ ẩm cho lươn.
4. Một số món ăn dặm từ lươn hấp dẫn, tốt cho trẻ
Học nấu các món ăn dặm cho con là cách để bố mẹ có được thật nhiều kiến thức về ăn dặm, cách chế biến sao cho hợp khẩu vị, sở thích cũng như đúng độ tuổi của con. Để không xảy ra tình trạng “ăn dặm trong nước mắt”, các bậc phụ huynh hãy cho con làm “chỉ huy” trong “cuộc chiến” với phần đồ ăn của mình. Nhưng yếu tố quan trọng để con “chiến thắng” trong mỗi lần ra trận chính là bàn tay khéo léo của mẹ.
4.1. Cháo lươn khoai môn
Nguyên liệu:
- 200g thịt lươn
- 100g gạo tẻ (Hoặc pha thêm gạo nếp)
- 100g khoai môn gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ
- Hành tím (hoặc hành chăm) băm nhuyễn
- Rau mùi, dầu ăn, gia vị (Chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi)
Chế biến:
- Mẹ đem gạo rang thơm trên chảo sau đó cho vào nồi đun sôi.
- Cho phần khoai môn vào đun cùng cho tới khi gạo và khoai đã chín mềm.
- Phần thịt lươn sau khi đã gỡ bạn xào qua cùng một chút hành tím hoặc cho luôn vào nồi cháo. Đun sôi lại rồi tắt bếp.
- Trang trí bát cháo cùng một chút rau mùi.
- Có thể xay nhuyễn, rây hoặc để dạng thô tùy sở thích của bé.
4.2. Cháo lươn yến mạch
Nguyên liệu:
- 200g thịt lươn
- 100g yến mạch
- 100g bí đỏ (có thể thay thế bằng cà rốt, khoai môn, rau ngót, rau mồng tơi…)
- 1 miếng phô mai con bò cười
- Dầu ăn, gia vị (cho trẻ trên 1 tuổi)
Chế biến:
- Xào qua lươn cùng dầu ăn (có thể cho thêm hành tím/ hành chăm cho thơm).
- Nấu 100g yến mạch cùng 1 lượng nước vừa phải, bỏ bí đỏ vào nấu cùng cho đến khi chín mềm thì bỏ lươn vào nấu chung. Đun sôi lại rồi tắt bếp.
- Hoặc mẹ có thể xay nhuyễn, rây, để dạng thô tùy sở thích của bé.
4.3. Sushi lươn mini cho trẻ
Nguyên liệu:
- 300 g thịt lươn cắt miếng nhỏ vừa ăn
- 3 muỗng sốt teriyaki
- 1 muỗng dầu hào
- 1 ít dầu mè
- 20 ml dầu ăn
- 20 g mè rang
- Cơm trắng
- Rong biển
- Bột hành, bột tỏi và bột gừng.
Chế biến:
- Đầu tiên, mẹ ướp thịt lươn cùng một chút bột hành, bột tỏi và bột gừng.
- Làm nóng chảo cùng một chút dầu ăn, chiên sơ liên cho thịt săn lại, cho 3 muỗng sốt teriyaki, 1 muỗng dầu hào, đun đến khi sốt gần cạn thì tắt bếp.
- Trộn một chút dầu mè, mè rang cùng cơm trắng, nặn thành miếng vừa tay của con, sau đó đặt miếng lươn lên trên, đặt rong biển để cuộn cho món ăn thêm đẹp và hấp dẫn.
5. Những lưu ý khi mẹ chế biến món ăn từ lươn cho trẻ
- Khi bé chưa tròn 1 tuổi, không nên cho thêm gia vị vào món ăn.
- Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ, ưu tiên thực phẩm tươi, hạn chế tối đa mua rau củ đóng hộp và gọt sạch vỏ.
- Không dùng muối, hạt tiêu, đường, mật ong, dầu ăn dành cho gia đình, bơ, mỡ lợn vào thức ăn của bé vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho bé.
- Có một số trẻ bị dị ứng với lươn, vì vậy cần phải hết sức chú ý khi cho bé ăn lươn lần đầu. Nếu có tình trạng dị ứng, lập tức cho bé ngừng ăn lươn và đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Đối với trẻ sơ sinh không nên sử dụng hành để xào với lươn khi chế biến - Mẹ hãy linh động trong việc chế biến món ăn, thường xuyên đổi cách chế biến để trẻ không bị ngán.
- Bổ sung thêm hoa quả trong các bữa ăn cho con.
Chăm con là thiên chức của bậc cha mẹ, nhưng không phải ai cũng hoàn thành nó một cách xuất sắc. Bậc sinh thành nào cũng mong muốn con được lớn lên khỏe mạnh, vui chơi và phát triển toàn diện. Hiểu được nỗi lòng đó nên VHN Bio thông qua bài viết chia sẻ một vài thông tin, mong rằng nó sẽ là “cánh tay đắc lực” trong quá trình nuôi con của bạn.
Mọi vấn đề thắc mắc về tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của bé, xin hãy kết nối với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.